Revenir au site

Đau nhức xương khớp sau sinh và cách chữa trị

Đau nhức xương khớp sau sinh thường gặp nhiều ở phụ nữ. Vậy tại sao lại gặp phải trường hợp này và cách điều trị bệnh ra sao. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số những thông tin trong bài viết này.

>>> Xem thêm bài viết: Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách chữa

  #1 Vì sao phụ nữ lại đau nhức xương khớp sau sinh?

Đau nhức xương khớp có thể gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn, nhức mỏi ở một số những vị trí khác nhau, mức độ đau đớn còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của người mẹ. Có rất nhiều người mẹ chỉ gặp phải những cơn đau nhẹ trong thời gian ngắn và không gây ra những ảnh hưởng gì quá nặng nề. Nhưng cũng có trường hợp mang lại cảm giác đau nặng làm suy giảm chức năng vận động, các cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người phụ nữ.

Theo các bác sĩ cho biết thì phụ nữ khi mang thai sẽ có một số những đột biến rất lớn và nhiều những thay đổi trong cơ thể, như nồng độ estrogen trong cơ thể tăng một cách đột biến gây nên những cản trở hoạt động của vùng xương khớp, gây tắc nghẽn và gây ra những biểu hiện đau đớn.

Bên cạnh đó, bụng bầu cũng là một trong những vấn đề tạo lên áp lực các vùng xương của phụ nữ như vùng xương chậu, xương cụt, xương cột sống lưng,... Các vấn đề này có thể kéo dài đến thời gian sau sinh gây ra những tình trạng đau nhức xương khớp vì lúc này cơ thể phụ nữ chưa được hồi phục hoàn toàn.

Bên cạnh đó thì việc thiếu hụt vitamin D và canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp sau sinh. Vào thời điểm em bé phát triển xương khớp, lúc này cơ thể của mẹ dành hầu hết dinh dưỡng cho bé nen xảy ra hiện tượng thiếu hụt dưỡng chất. Điều này có thể dẫn đến mật độ xương giảm dẫn, xương lúc này không còn khỏe mạnh như trước và có thể dẫn tới việc đau nhức.

Đây được coi là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ sau sinh, những cơn đau sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian nhất định nhưng nếu duy trì những thói quen xấu có thể tình trạng sẽ chuyển biến nặng có thể chuyển thành mạn tính hay nặng hơn sẽ gặp phải những bệnh lý liên quan đến xương khớp nguy hiểm.

#2. Những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp sau sinh

Để có thể giúp các mẹ giảm được những cơn đau nhức xương khớp sau sinh, chúng tôi xin chia sẻ những cách chữa đau nhức xương khớp sau sinh hiệu quả mà các mẹ có thể tham khảo để giúp cho tình trạng đau nhức được thuyên giảm.

  • Chườm muối giảm đau nhức xương

Đây là một trong những cách chữa đau nhức xương khớp khá hiệu quả, mọi người cần sử dụng muối biển sử dụng là hiệu quả nhất. Muối biển chưa qua nhiều công đoạn nên vẫn còn giữ được rất nhiều khoáng chất, các thành phần đó sẽ làm xoa dịu những cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.

Dùng một chén muối biển, đổ vào chảo nóng vào rang lên trong vòng 5 - 10 phút để muối nóng lên, để hơi nguội dùng khăn bọc muối lại và chườm lên chỗ đau. Sức nóng của muối sẽ giúp làm giãn các cơ khớp xương giảm nhanh tình trạng nghẽn giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và giảm nhanh triệu chứng đau nhức.

>>>>

Nếu có thời gian thì bạn cũng có thể dùng ngải cứu. Tinh dầu từ ngải cứu sẽ làm giảm viêm khớp hiệu quả.

  • Bài thuốc rượu gừng chữa đau nhức xương khớp sau sinh

Đây là một trong những bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp được rất nhiều người biết đến và áp dụng trong trường hợp đau nhức. Gừng có tính ấm, giúp cơ thể tăng quá trình lưu thông khí huyết, tán hàn,. Nên được xem là một trong những loại thảo dược chữa đau nhức xương khớp sau sinh hiệu quả.

Bạn cần một củ gừng tươi rửa sạch, cắt thành lát rồi đập dập ra. Tiếp đến bạn thêm vào đó một chút rượu trắng và ngâm. Thông thường nếu bạn muốn thuốc có hiệu quả cao thì bạn cần ngâm với thời gian dài rồi sau đó mang ra để sử dụng. Tuy nhiên nếu ngâm trong thời gian ngắn thì bạn nên đập dập gừng càng nhỏ càng tốt để rượu có thể nhanh thấm vào với gừng.

Thường xuyên dùng rượu gừng để xoa bóp có thể giúp giảm đau nhức xương khớp cho các mẹ hiệu quả. Nhất là vào mùa đông vì cả gừng và rượu đều có tính ấm.

Đau nhức xương khớp sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu bạn có những cơn đau dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến ngay để gặp bác sĩ để có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.